Đi Du Học Canada Có Cần Phỏng Vấn Không?
Xin visa du học Canada có cần phỏng vấn không là thắc mắc chung của rất nhiều sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam. Là một người có nhiều kinh nghiệm ở vị trí chuyên viên tư vấn luật di trú Canada, mình sẽ giải đáp tất tần tật nghi ngại về vấn đề này cho các bạn ở bài viết dưới đây. Hãy chú ý theo dõi nhé!
Nội Dung Chính
Xin Visa du học Canada có cần phỏng vấn không?
Mới đây vào 2018, văn phòng VFS Global – Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin Visa Canada tại Việt Nam đã thông báo, sinh viên ứng tuyển vào mọi cấp bậc học tại Canada đều không bắt buộc phải tham gia phỏng vấn.
Tuy nhiên vẫn có số ít những hồ sơ bị lưu lại, chờ ứng viên thông qua cuộc gặp trực tiếp với nhân viên của văn phòng VFS Global hoặc Canadian Visa Office thì mới được cấp Visa du học.
1. Những hồ sơ nào sẽ không phải tham dự vòng phỏng vấn?
Dĩ nhiên đó là những hồ sơ du học Canada đầy đủ giấy tờ tùy thân, chứng chỉ tiếng Anh,… còn hiệu lực và không có bất kỳ vấn đề nào. Bao gồm:
- Đơn xin thị thực nhập cảnh.
- Giấy phép du học.
- Hộ chiếu còn hiệu lực cho tổng thời gian học tập tại Canada, nộp bản chính và giữ lại 1 bản sao.
- Hình thẻ được chụp tại nơi nộp hồ sơ.
- Thư mời nhập học bản chính hoặc bản sao.
- Bảng điểm gần đây nhất của trường học tại Việt Nam kèm các chứng chỉ khác.
- Chứng minh tài chính của người/tổ chức bảo lãnh.
- Chứng minh quyền giám hộ của người thân nếu bạn nhỏ hơn 18 hoặc 19 tuổi.
Nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì đừng lo sợ vấn đề du học Canada có cần phỏng vấn không nữa bởi mình chắc chắn 90% rằng bạn sẽ không nhận được bất kỳ cuộc gọi phỏng vấn nào đâu.
Mời bạn xem thêm: Du Học Canada Cần Gì? Tổng Hợp Chi Tiết Năm 2020
2. Những hồ sơ nào sẽ phải trải qua phỏng vấn xin Visa du học Canada?
Có 4 trường hợp khiến bạn dễ rơi vào “tầm ngắm” cần phải xác nhận lại của nhân viên IOM, cụ thể là:
- Thứ nhất – hồ sơ thiếu sót giấy tờ hoặc có những văn bản bị lỗi: rách, mờ chữ, nhòe chữ,… Đây là lỗi đã mang mình đến cuộc gọi phỏng vấn du học hồi năm 2018.
- Thứ hai – khai “gian” hồ sơ: lịch sử “trượt” không được đề cập đến trong hồ sơ, cố tình “nâng điểm” khống hoặc sử dụng các chứng chỉ tiếng Anh hết hạn,…
- Thứ ba – hồ sơ cá nhân có nhiều điểm không rõ ràng: thông thường các du học sinh lớn tuổi dễ rơi vào trường hợp này.
- Thứ tư – hồ sơ xin Visa các dạng đặc biệt chẳng hạn như SDS hoặc CES phải bổ sung thêm những giấy tờ khác cần thiết.
Kinh nghiệm để phỏng vấn du học Canada “trót lọt” 100%
Nếu chẳng may câu trả lời cho nghi vấn đi du học Canada có phỏng vấn không của bạn là có thì cũng đừng quá lo lắng nhé bởi nội dung trao đổi cũng rất đơn giản.
1. Quy trình các bước phỏng vấn
Nếu hồ sơ còn nhiều nghi vấn, nhân viên cấp thị thực sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại hoặc Skype để thực hiện một cuộc phỏng vấn nhỏ. Hãy yên tâm rằng mọi nội dung câu hỏi đều được truyền tải bằng tiếng Việt và người phỏng vấn cũng là người Việt.
Trong trường hợp bạn bỏ lỡ cuộc gọi, Đại Sứ Quán sẽ tự xem xét có nên cấp Visa du học cho bạn hay không. Vì tính chất bất ngờ, hãy luôn giữ điện thoại mở trong 2 đến 20 ngày sau khi nộp hồ sơ nhé.
2. Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Canada
Nội dung các câu hỏi thường xoay quanh thông tin cá nhân, mục đích học tập và tình trạng tài chính của bạn, chẳng hạn như:
- Bạn dự định theo học chương trình nào, tại trường gì, tại sao bạn lại có mong muốn đó?
- Lộ trình học tập và tương lai sau khóa học của bạn là gì?
- Bạn có người thân bảo lãnh ở Canada không? Họ làm nghề gì, đơn vị nào, đảm nhiệm chức vụ gì?…
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế của mình trong cuộc phỏng vấn du học Canada trước đây. Vì đa phần sinh viên không phải trải qua vòng phỏng vấn xin thị thực nên bạn không cần lo lắng liệu du học Canada có phỏng vấn không nữa.
Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến thủ tục xin visa du học Canada thì hãy gởi câu hỏi cho Trang bằng cách bình luận bên dưới bài viết. Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn không tìm ra được câu trả lời hay chương trình di trú phù hợp với bạn, hãy liên hệ ngay với IGC Immigration để được nhận lời khuyên từ Chuyên Viên Luật Di Trú Canada.