Tại Sao Lại Đi Học và Định Cư Tại Saskatchewan? (Part 1)
Dạo gần đây mình nhận đc rất nhiều câu hỏi từ các anh chị, bạn bè ở nhiều nơi từ Việt Nam, những người đang sống ở tỉnh khác và ngay cả những bạn đang sống ở Regina (nơi mình đang ở và làm việc) về việc sinh sống, đi học và đi làm ở Saskatchewan. Những câu hỏi đại loại như thế này:
- Saskatchewan nghe nói lạnh lắm có dễ sống không?
- Saskatchewan nghe nói vắng vẻ lắm có dễ kiếm job không?
- Chi phí ăn ở đi lại ở SK như thế nào?
- Ở bên đó có nhiều người Việt Nam ko?
- Đi học cao đẳng/đại học ở SK ra có dễ kiếm job và dễ xin PR ở lại ko?
- Kiếm việc làm lao động chân tay có dễ ko?
- Học gì bên đó để ra trường dễ kiềm việc làm?
- ………………
Sẽ không có một câu trả lời đúng tuyệt đối cho những câu hỏi trên ví dụ như học ở SK ra trường chắn chắn 100% có job hay là xin PR ở SK chắc chắn đc. Ko phải như vậy! Câu trả lời của mình sẽ là góp ý , hướng dẫn, ý kiến cá nhân dựa vào kinh nghiệm mà mình đã trải qua.
Khởi điểm và mục tiêu của mỗi người mỗi khác nên câu trả lời của mình có thể đúng với người này nhưng lại ko đúng với người kia.
Tuy nhiên, điều này sẽ đúng với tất cả mọi người: dù điểm xuất phát của bạn ở đâu, chỉ cần bạn có ý chí phấn đấu, ko ngại khó khăn, siêng năng cần cù thì bạn cũng sẽ đến đích như ai. Đây là bài học mình rút ra được từ kinh nghiệm của bản thân.
Nếu bạn có trong tay sẵn $500,000 khi lần đầu bước qua Canada, bạn ko cần phải lo lắng gì nhiều, bạn muốn ở đâu cũng đc, ko đi học cũng đc, đi làm bậy bạ cũng đc và bạn cũng chẳng cần phải hỏi những câu hỏi trên mà lo lắng.
Còn việc bạn có giữ đc số tiền đó hay ko thì xem khả năng survive của bạn như thế nào. Mình sẽ chia ra 2 topics cho 2 nhóm người: đi học và đi định cư. Hôm nay mình sẽ nói về nhóm người Đi học trước.
Nội Dung Chính
Học ở đâu và học gì?
Nếu mục đích của bạn là đi học hoặc đi du học trước rồi sau đó định cư, thì ở SK có 3 trường học chính mà bạn nên theo học: Univeristy of Saskatchewan (Saskatoon), University of Regina (Regina) và SaskPolytechnic (tên này là tên mới, người ở đây vẫn còn quen tên gọi cũ là SIAST, và trường này chi nhánh đều có ở hầu hết các city lớn ở SK).
So sánh 3 trường, U of S và U of R offers các chương trình lấy bằng bachelors 4 năm và sau ĐH là chính. Ngoài ra 2 trường này cũng có offer các chương trình lấy certifcates và diploma (8 tháng hay 2 năm).
Nhưng lời khuyên của mình là nếu các bạn ko dự định học lấy bachelors hay master, PhD vì thấy học quá lâu, quá tốn kém thì các bạn nên theo học ở trường SIAST. Đây là trường Cao đẳng dạy nghề và bằng diploma 2 năm hay certificate 8 tháng/1 năm của nó đc đánh giá rất cao tại Saskatchewan.
Bạn ko tin nhưng kinh nghiệm của mình cho thấy các employers ở SK có xu hướng tuyển những người tốt nghiệp ở SIAST nhiều hơn là từ các trường ĐH. Vì sao? Vì chương trình dạy nghề của SIAST dạy cho sinh viên tất cả các skills thực tiễn cần thiết để làm 1 job nhất định và employers sẽ ko tốn nhiều thời gian để train họ, đặc biệt là những job về điện, cơ khí, máy tính và xây dựng.
Hoặc ngay cả những job về Accounting entry level thì bằng diploma của SIAST tương đương với bachelor (major Accounting) của ĐH, nhưng cơ hội trúng tuyển có thể sẽ nghiêng về người có bằng diploma của SIAST vì họ đã đc trained qua trong lúc học.
Đó là lí do tại sao mà chỗ mình làm, con của mấy bà sếp hay co-workers của mình đa số đều đi học ở SIAST. Ngay cả những người này họ cũng tốt nghiệp từ SIAST, đi làm nhiều năm rồi đi học tiếp upgrade lên Bachelor để đc thăng tiến trong công việc.
Hoặc họ cũng chẳng cần upgrade làm gì, chỉ cần lấy thêm vài cái professional certificates liên quan đến lĩnh vực họ làm cũng đủ rồi.
Tuy nhiên, có những ngành nghề hoặc tính chất công việc đòi hỏi phải có bằng Bachelor đặc biệt là những ngành đòi hỏi nghiên cứu, khảo sát và khả năng giao tiếp ví dụ như những ngành về Arts, Marketing, Social Science, Politics….
Hoặc học để ra có đc cái title Bác sĩ, Kĩ sư, Luật sư…chắc chắn phải có ít nhất một bằng Bachelor trong tay.
Nói đi cũng phải nói lại, bằng Bachelor dĩ nhiên là có giá trị hơn Diploma hay Certifcate vì theo khảo sát của Statistics Canada, những người có bằng Bachelor đi làm kiếm nhiều tiền hơn 50% những người ko có bằng Bachelors.
Tuy nhiên bạn phải quyết định bạn muốn học gì, thích học gì, khả năng học và điều kiện tài chính để chọn con đường học hợp với mình. Đừng nghĩ rằng học ĐH cao cấp hơn là học Cao đẳng/học Nghề, bằng Cao đẳng chẳng có giá trị.
Hoặc nghĩ rằng, thôi đi học đại cái certificate nghề 8 tháng nào đó thế nào ra cũng có việc làm. Tất cả đều sai! Mình đưa ra một ví dụ, nếu mình chỉ có 20 ngàn trong tay, mình cảm thấy Computer là ngành mình thích hoặc có thể làm tốt, mình giờ cũng gần 30 tuổi và cũng có gia đình ko thể nào học full-time quá lâu, mình sẽ chọn học khóa 2 năm ở SIAST để lấy Diploma of Computer System Technology.
Nói tóm lại là học ĐH hay cao đẳng bằng nào cũng có giá trị của nó, kiếm đc việc hay ko là tuỳ vào khả năng bản lĩnh của mỗi người, khả năng interview và quan trọng nhất cũng vẫn là may mắn. Trừ khi bạn giỏi như Bill Gates hay Mark Zuckerberg lúc đó bạn ko cần đi kiếm job mà job nó kiếm bạn :D.
Tiền học ở U of S và U of R chưa kể chi phí sách vở cho sinh viên quốc tế hiện tại trung bình là $2000/course. 4 năm ĐH có 40 courses. Bạn tự nhân lên đi nhé :D, chưa kể tiền học năm nào cũng tăng…
Tiền học ở SIAST chưa kể chi phí sách vở cho sinh viên quốc tế hiện tại trung bình là 18,000-30,000 cho 2 năm học lấy Diploma. Mình ko suggest học Certificate vì bằng này chỉ có 8 tháng mà khi ra trường bạn chỉ xin đc Post Grad Work Permit 8 tháng hoặc 1 năm là cùng. Trừ khi bạn học thêm 1 bằng khác nữa để combine lại se dc chương trình học trên 2 năm bạn sẽ đc PGWP 3 năm. Các bạn đọc post này của mình về PGWP để biết thêm chi tiết.
Học ngành gì ở Saskatchewan để ra kiếm job dễ?
Nhìn vào saskjobs.ca (Website Tìm kiếm việc làm lớn nhất của SK), thì mình thấy họ cần những vị trí này nhiều nhất: Accounting Clerks, Administrative Assistant, Warehouse person, IT, Truck drivers, Servers (Waitress/Waiter), Cook, Labouror, Cleaner, Child Care, Home Care…..
Học gì để có thể apply PR dễ dàng?
Ko phải là bạn học gì mà quan trọng sau khi tốt nghiệp bạn phải kiếm đc job tay nghề cao liên quan đến ngành mình học. Job này phải là permanent full-time hay part-time job, tức là công việc làm phải ít nhất 30 tiếng 1 tuần.
Bạn phải đi làm ít nhất 6 tháng trước khi bạn apply PR. Ở khoảng này thì SK dễ hơn những tỉnh khác là 6 tháng này họ tính luôn thời gian bạn đi làm Coop hay Intership lúc còn đi học.
Cho nên nếu bạn từng đi làm Coop 8 tháng trở lên thì khi có job sau khi ra trường là bạn có thể apply PR liền ngay lập tức mà ko cần phải chờ đợi đến 6 tháng sau.
Muốn biết thêm chi tiết về apply PR cho students ở SK bạn vào đây xem
Ở đâu rẻ?
Ở gần trường là tiện và tiết kiệm nhất. Mướn apartments 2 phòng share chung với bạn, trả khoảng 500 1 tháng hoặc rẻ hơn nếu có nhiều người share. Ở gần trường vì các bạn có thể đi bộ tới trường trong 5 – 10 phút – nhanh hơn là các bạn ở xa rồi tự chạy xe tới trường vì tìm chỗ parking thôi cũng đủ trễ lớp học.
Mùa đông còn tệ hơn, đi sáng sớm còn tìm đc chỗ park gần, đi trễ là đậu tuốt ở ngoài ruộng lội bộ vào lớp học còn xa hơn là đi bộ từ apartment kế bên trường.
Nếu ko còn sự lựa chọn nào khác thì bạn đi xe bus, mà mùa đông đi xe bus cũng cực lắm, phải đi trước cả tiếng nếu như phải take 2 bus trở lên. Chưa kể lúc thi cử thì mình cũng chỉ muốn vào trường học bài cho yên tĩnh, mà mình chỉ có động lực lên trường khi ở kế bên trường, còn ko là mình ở nhà, mà ở nhà thì mình….chả có hứng học :D.
Ở kí túc xá trường thì mình xin miễn vì chổ ở đắt mà lại nhỏ xíu, gặp phải ở chung với roommates ở dơ, ồn ào là thôi rồi…. Ở kí túc xá chỉ recommended cho những bạn qua đây lần đầu mà ko có bạn bè người thân, bạn có thể ở tạm 1 năm rồi mấy năm sau có thể move ra ngoài.
Và một điều quan trọng hơn hết là chương trình apply PR dành cho sinh viên quốc tế của Saskatchewan (SINP) có các điều kiện dễ apply nhất trong tất cả các tỉnh bang ở Canada.
Kinh nghiệm đi làm coop, internship, part-time trong lúc đi học vẫn tính vào tổng số kinh nghiệm đi làm, trong khi các chương trình của liên bang như Canadian Experience Class hay PNPs của các tỉnh khác đều không cho phép bao gồm kinh nghiệm trong lúc đi học mà chỉ tính từ thời điểm sau khi đã tốt nghiệp.
Bạn nào quan tâm đến hình thức Coop để tích luỹ kính nghiệm kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt tại Canada có thể đọc bài này của mình Du Học Canada Vừa Học Vừa Làm Theo Diện Coop
Chúc bạn thành công!
Trang Do – Regulated Canadian Immigration Consultant.
Nếu bạn không tìm ra được câu trả lời hay chương trình di trú phù hợp với bạn, hãy liên hệ ngay với IGC Immigration để được nhận lời khuyên từ Chuyên Viên Luật Di Trú Canada.