Kiếm Việc Làm và Kinh Nghiệm Đi Làm ở Canada
Khi đã ổn định chỗ ở và làm những bước cần thiết trong tuần đầu tiên sau khi landing, bước kế tiếp là bước quan trọng nhất và làm cho mọi người lo lắng nhất, đó là kiếm việc làm.
Thực ra có một thực tế phũ phàng và mọi người phải chấp nhận rằng: bằng cấp, khả năng tiếng Anh và kinh nghiệm đi làm ở Việt Nam có thể đảm bảo cho bạn cái thẻ PR nhưng không đảm bảo cho bạn một công việc ở Canada.
Và good news đây là khó khăn chung của hầu hết mọi người chứ không phải của riêng một ai, cho nên các bạn đừng bi quan hay tự trách bản thân. Và cách để kiếm được việc làm càng sớm càng tốt đó là CHỦ ĐỘNG, SIÊNG NĂNG VÀ CHỊU KHÓ trong công cuộc đi kiếm việc:
Nội Dung Chính
1. Đừng chờ đợi ai bạn bè hay người thân ở đây hỏi kiếm jobs cho bạn.
Bạn có thể nhờ, nhưng song song đó bạn vẫn phải tự đi kiếm việc. Kiếm ở đâu? Lại các trung tâm nghề nghiệp hỏi về các cơ hội việc làm, ở Regina hay Saskatoon có 2 chỗ là Trades https://rtsc.org/ and Skills Centres https://www.saskatoontradesandskills.ca/ .
Hai trung tâm này có các chương trình học nghề cấp tốc, những ngành nghề này đang cực kì thiếu nhân lực ở SK. Họ sẽ trả tiền cho bạn học, học xong bạn sẽ đc tuyển chọn vào các công ty đang cần người để làm việc cho họ.
Không ngừng ở đây, bạn còn đi kiếm jobs đang tuyển trên thị trường, và job source lớn nhất là saskjobs.ca, tất cả các loại jobs từ chính phủ, tư nhân, từ tay nghề cao tới tay nghề thấp đều được đăng ở đây. Apply càng nhiều jobs càng tốt.
Lúc đang học semester cuối cùng trong trường ĐH và trước khi tốt nghiệp, trong vòng 2 tháng mình nộp hơn 200 applications xin việc, vậy thì qua đây định cư, bạn phải nộp nhiều hơn con số này nếu bạn muốn có cơ hội được phỏng vấn chứ chưa nói đến là có đc job hay không.
2. Không chê việc.
Đã qua đây bạn phải chấp nhận khả năng là bạn có thể sẽ phải làm lại từ đâu. Lấy câu “lao động là vinh quang” là châm ngôn sống :D. Cho nên cứ làm bất cứ công việc gì (miễn sao không phạm pháp) mà nó có thể tạo ra income cho bạn và gia đình bạn, trong lúc đó bạn vẫn tiếp tục săn đuổi những job khác phù hợp về bằng cấp và kinh nghiệm của mình.
Các công việc đó như : làm ở nhà hàng, làm hãng xưởng, làm cleaners, làm cashiers…..Thật ra đây là những công việc có thể giúp bạn cải thiện tiếng Anh của mình và là bước đệm để bạn có thể kiếm những jobs với tay nghề cao hơn, vì các công ty muốn tìm thấy kinh nghiệm bạn đi làm ở Canada cho dù đó là bất cứ công việc gì, chứ không phải chỉ có kinh nghiệm đi làm ở Việt Nam.
Mình đưa 1 ví dụ mình đã từng đọc được trên báo tài chính moneysense.ca. Một anh Ấn Độ qua đây định cư với bằng tiến sĩ kinh tế tốt nghiệp ở London, Anh nhưng không kiếm đc công việc nào ở Toronto hơn 1 năm trời.
Trong khoảng thới gian đó anh ta nộp hơn 1000 applications để xin việc làm, cũng trải qua những cảm xúc bất mãn, thất vọng về Canada nhưng sau đó anh ngộ ra là vì anh chưa có kinh nghiệm đi làm ở Canada bao giờ, và bằng tiến sĩ của anh thì…quá cao.
Sau đó anh apply những job thấp hơn, ví dụ như làm ở call centre, làm sale, làm taxi driver và cuối cùng anh kiếm dc một job Sales Representative ở một công ty tài chính. Từ đó anh cũng được thăng tiến trong công việc của mình. Vậy bài học rút ra là gì? Get yourself expose to Canada’s working environment as much as possible. Việc nào cũng là việc, đừng chê và kén chọn.
3. Bằng cấp, kinh nghiệm trong resume phải match với công việc đó.
Lấy ví dụ của anh Ấn Độ ở trên, không biết là sau này ảnh có bỏ cái bằng cấp chức vị tiến sĩ kinh tế trong resume của anh khi apply cho job Sales Representative hay không, nhưng đó là điều bạn nên làm nếu bạn là anh ta.
Ở Canada có rất nhiều công việc văn phòng chỉ đòi hỏi bằng tốt nghiệp lớp 12, ví dụ như bookeepers, receptionists, customer representatives, clerks, administration assistants……
Những công việc này có thể là làm nhiều tasks lập đi lập lại mỗi ngày, chĩ cần train qua là được, không cần bằng cấp cao để có thể làm được những công việc này cho nên họ chỉ đòi hỏi bằng trung học cũng dể hiểu.
Vậy thì khi apply cho những job này, trong resume bạn hãy bỏ những bằng cấp chức vị quá cao, vì nếu bạn giỏi quá họ không thể mướn bạn mà chỉ trả cho bạn 15-20 đồng mỗi giờ. Đúng người đúng việc. Cho nên bạn hãy chịu khó chỉnh sữa cái resume của mình cho phù hợp với từng công việc mà mình apply.
Khi bạn làm tất cả những điều trên, bạn sẽ không cảm thấy lo sợ hay hụt hẫng trong quá trình kiếm việc, hoặc ít nhất, không feel bad về bản thân vì mình đã cố gắng hết sức và làm mọi cách.
Ở trên là advice của mình dựa vào kinh nghiệm bản thân, quan sát những hoàn cảnh xung quanh và đọc trên báo chí. Chủ yếu là dành cho những bạn định cư ở Saskatchewan, những bạn khác ở chỗ khác nếu đọc được thì chọn lọc và áp dụng cho mình. Chúc các bạn thành công! 😀
Trang Do – Regulated Canadian Immigration Consultant.
Nếu bạn không tìm ra được câu trả lời hay chương trình di trú phù hợp với bạn, hãy liên hệ ngay với IGC Immigration để được nhận lời khuyên từ Chuyên Viên Luật Di Trú Canada.